Cổng thông tin điện tử
Hà Nội: Công bố điểm chuẩn lớp 10 công lập 2019 (15/06/2019)

Từ ngày 17- 27/6, học sinh nộp đơn phúc khảo bài thi (nếu có) tại cơ sở giáo dục nơi thí sinh đăng kí dự thi.

Ngày 18/6, Sở GD&ĐT bàn giao cho các phòng GD&ĐT phiếu báo kết quả thi và bàn giao cho các trường THPT bản ghi điểm các bài thi của thí sinh.

Từ ngày 18-20/6, học sinh nhận phiếu báo kết quả thi tại cơ sở giáo dục nơi học sinh đăng kí dự thi.

Từ 20-22/6, học sinh xác nhận nhập học vào Trường THPT trúng tuyển theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp.

Điểm chuẩn vào lớp 10 công lập tại Hà Nội năm học 2019-2020:

 

Hà Nội: Điều chỉnh sớm thời gian công bố điểm thi lớp 10 THPT (14/06/2019)

Công văn số 2381/BCĐ-SGDĐT ngày 11/6/2019 của BCĐ thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm 2019 về việc điều chỉnh thời gian triển khai một số nhiệm vụ Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020

Trong hình ảnh có thá» có: vÄn bản

 

Trong hình ảnh có thá» có: vÄn bản

Thống kê số lượng thí sinh đăng ký dự thi theo trường THPT năm học 2019-2020 (14/05/2019)

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào hai trường THPT công lập trong cùng một khu vực tuyển sinh. 

Học sinh căn cứ vào số lượng học sinh đăng ký dự tuyển và chỉ tiêu được giao để biết được tỷ lệ chọi vào lớp 10 ở từng trường THPT công lập, từ đó quyết định việc có hay không nên đổi nguyện vọng đăng ký dự tuyển. 

Số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào từng trường xem chi tiết danh sách sau:
 

Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019-2020 (08/05/2019)

Theo đó, năm học 2019-2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh lớp 10 cho 122 trường trung học phổ thông công lập và công lập tự chủ, với số lượng học sinh tuyển mới là 67.235 học sinh. Chỉ tiêu cụ thể vào từng trường như sau:

 

 

 

Tuyển sinh vào lớp 10: Hướng dẫn học sinh xác nhận nhập học trực tuyến/trực tiếp (08/05/2019)

Tuyển sinh vào lớp 10: Hướng dẫn học sinh xác nhận nhập học trực tuyến/trực tiếp

Lịch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2019 - 2020 (10/04/2019)

Lịch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2019 - 2020

Thông báo nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2019 (09/04/2019)

Thông báo nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2019

 

Thông báo về việc tổ chức tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập trực thuộc UBND quận Hoàn Kiếm năm 2019 (29/03/2019)

Thông báo về việc tổ chức tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập trực thuộc UBND quận Hoàn Kiếm năm 2019

Thông báo các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2019 - 2020 (11/03/2019)

Thông báo các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2019 - 2020

Đề thi tham khảo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT 2019 - 2020 (01/11/2018)

Nhằm tạo điều kiện để giáo viên và học sinh tham khảo, làm quen với định dạng của đề thi trong quá trình dạy học và ôn tập phục vụ cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020, đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được những ý kiến góp ý của học sinh, cha mẹ học sinh, các thầy cô giáo và nhân dân Thủ đô để Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hoàn thiện các khâu trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020, Sở Giáo dục và Đào tạo công bố 10 đề thi tham khảo của các môn thi: Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân. Đối với môn Toán và Ngữ văn, cấu trúc đề thi cơ bản vẫn giữ nguyên như những năm học trước do đó giáo viên và học sinh dùng đề thi Toán và Ngữ văn những năm gần đây để tham khảo.

Các đề thi tham khảo sẽ không được sử dụng làm đề thi chính thức trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020.

Đề tham khảo môn Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật) có 02 phần: Phần trắc nghiệm khách quan (8 điểm) và phần Tự luận (2 điểm); Đề tham khảo các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân gồm có 40 câu trắc nghiệm khách quan.

Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 4 phương án trả lời, trong đó chỉ có 1 phương án trả lời đúng. Thí sinh làm bài thi (hoặc phần trắc nghiệm khách quan đối với môn Ngoại ngữ) trên Phiếu trả lời trắc nghiệm; kết quả bài thi của thí sinh trên Phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.

Sở GDĐT mong muốn nhận được các ý kiến góp ý của học sinh, cha mẹ học sinh, các thầy cô giáo và nhân dân Thủ đô; các ý kiến góp ý xin gửi về hòm thư gdtrunghoc@hanoiedu.vn./.

Tải các đề mẫu ở link bên dưới:
1. Đề Vật lí

2. Đề Hóa học

3. Đề Sinh học

4. Đề Lịch sử

5. Đề Địa lí

6. Đề Giáo dục công dân

7. Đề Tiếng Anh

Tin, bài: Sở GD & ĐT Hà Nội

Hà Nội: Chính thức quyết định phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2019 - 2020 (06/10/2018)

Tại hội nghị giao ban tháng 9 khối các trường công lập trực thuộc (ngày 5/10), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Chử Xuân Dũng đã công bố phương án chính thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020, được UBND thành phố chấp thuận.

Môn tự chọn sẽ được lựa trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Môn thi thứ 4 này sẽ được công bố vào tháng 3/2019.

Theo ông Dũng, sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội trình phương án thi tuyển vào lớp 10, UBND TP Hà Nội đã có văn bản trả lời chấp thuận phương án học sinh sẽ dự thi 4 môn gồm: Văn, Toán, Ngoại ngữ và một môn thi khác sẽ công bố vào tháng 3 tới.

Như vậy, sau 2 tháng Sở GD&ĐT trình 3 phương án tuyển sinh để lấy ý kiến rộng rãi các trường thì đến thời điểm này, UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án 1.

Cụ thể, học sinh sẽ thi 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và một môn trong số các môn (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Trong đó, môn thi thứ 4 sẽ được công bố vào tháng 3/2019.

Quyết định điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019 (29/06/2018)

 

Lưu ý:

Những HS trúng tuyển nguyện vọng 1 (47 đ) vào trường THPT Trần Nhân Tông thì đến nhập học tại 422 phố Vĩnh Hưng ( đi qua gầm cầu Vĩnh Tuy khoảng 70m rẽ phải đi xuống dốc phố Vĩnh Hưng khoảng 150m, trường nằm bên tay trái cạnh trường Trung cấp Y). Hiện nay trường Trần Nhân Tông đang xây dựng nên tạm thuê học tại địa điểm này.

 
 
BẢNG ĐIỂM CHUẨN TRÚNG TUYỂN BỔ SUNG VÀO LỚP 10 THPT CÔNG LẬP NĂM HỌC 2018 - 2019

 

Thời tiết Hà Nội
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bài cảm nghĩ của học sinh về cô giáo Phạm Thị Hương Thảo - giáo viên dạy Ngữ Văn trường THCS Lê Lợi

“Một đời người – Một dòng sông.

Mấy ai làm kẻ đứng trông trên bờ.

Muốn qua sông phải có đò.

Đường đời muốn bước phải nhờ người đưa”

Chẳng phải ngẫu nhiên người ta lại gọi các thày cô giáo là những “người lái đò tận tụy”. Các thày, các cô với tấm lòng yêu thương học sinh, mỗi năm lại cần mẫn đưa bao lứa học sinh cập bờ tri thức. Hôm nay, ngày 20/11 – ngày tri ân các thầy cô đã chẳng quản nhọc nhằn để dìu dắt chúng em! Ngày mà tất cả những người được ngồi trên ghế nhà trường đều thành kính nghiêng mình mà tự nhủ:

“ Tạ ơn thầy dẫn con vào rừng tri thức

Cảm nghĩa cô dắt trò đến biển yêu thương”

Năm học này, cùng đồng hành với chúng em trên “chiếc đò” vượt bậc học Trung học cơ sở là cô giáo chủ nhiệm, cũng là cô giáo Ngữ văn – Phạm Thị Hương Thảo.

Cô Thảo năm đã ngoài 30 tuổi, dáng người cô khá cân đối, trên khuôn mặt tròn là mái tóc ngắn, khi được cô buộc gọn ghẽ, khi lại thả ra bóng mượt. Đẹp nhất trên khuôn mặt ấy có lẽ là đôi mắt to tròn, đen láy, sáng ngời. Em thích nhất là cái nhìn đầy yêu thương của cô mỗi khi cô ngắm học sinh khiến cho chúng em không thể nào quên. Đặc biệt là cô cười rất tươi, giọng nói cô cũng rất dịu dàng, đưa chúng em vào những bài giảng lý thú.

Tập thể lớp 6A1 yêu quý cô giáo chủ nhiệm Phạm Thị Hương Thảo

Cô là một người vui tính, ngoài bài giảng, những câu nói hóm hỉnh của cô khiến cho tập thể lớp 6A1 của chúng em luôn ngập tràn tiếng cười. Vì vậy, giờ học của cô luôn thoải mái, không hề căng thẳng dù bài giảng có khó, có nặng đến mấy. Khi có bạn không học bài, cô nghiêm khắc phê bình nhưng cũng ân cần nhắc nhở, khuyên bảo để các bạn rút kinh nghiệm. Em ấn tượng nhất là cô viết văn rất hay. Đôi bàn tay thon dài của cô luôn viết ra những mạch văn đầy cảm xúc. Cô giúp chúng em hiểu bài sâu hơn bằng giọng nói ngọt ngào. Ôi! Giọng nói ấy mới truyền cảm làm sao! Khi dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm vui tươi làm cho chúng em tập trung quên cả thời gian. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho bài giảng của mình, từ soạn giáo án, làm bài trên máy tính, sáng tạo trò chơi hay cho nghe nhạc, đó là lý do tại sao cả lớp chúng em đều học chắc môn văn của cô.

Trong công tác chủ nhiệm, ngày nào cô cũng cần mẫn nhắn tin đến từng phụ huynh để nhắc các bạn làm bài tập, học thuộc bài không chỉ môn văn mà cả các môn khác như: Toán, lý, sinh, sử, địa… Vì sự nhắc nhở ân cần của cô mà tình trạng thiếu bài của lớp em ngày càng giảm, tinh thần học tập của cả lớp được cải thiện rõ rệt. Cô luôn bám sát lớp, cùng chúng em xếp hàng, cùng chúng em tập luyện văn nghệ, làm bích báo suốt cả những buổi trưa hay ngày nghỉ. Cô vừa hướng dẫn cho chúng em tự lập, tự do phát huy năng khiếu và sự sáng tạo của mình nhưng đồng thời, trong mọi hoạt động cô cũng luôn sát sao, bám sát lớp để đóng vai trò người dẫn đường, người hướng dẫn, gợi mở cho chúng em trong mọi hoạt động

Cô đồng hành cùng chúng em trong từng buổi tập văn nghệ từ khâu thuê trang phục cho đến chuẩn bị nhạc, luyện múa, luyện hát

Từ khi vào năm học, sự việc mà em nhớ nhất là lần không học bài văn cô giao về nhà. Bình thường thì sau mỗi buổi học, em đều làm bài tập ngay và chuẩn bị bài của ngày hôm sau. Nhưng hôm đó không hiểu sao cứ chủ quan là đã học qua 1 lần rồi, giờ chỉ cần ôn lại chút xíu là ổn. Nghĩ vậy, em ung dung xem ti vi, đến khi hết phim thì mắt đã díu lại tặc lưỡi bảo thôi mai , dậy sớm nhẩm lại cũng được. Ôi sáng hôm sau dậy muộn, cuống cuồng ăn sáng và đến trường, vẫn còn ngáp lên ngáp xuống. Chuyện gì xảy ra thế này? Chết thật, em quên cả sách ngữ văn ở nhà. Em thầm nghĩ: “ Nếu mà tội không ôn bài cộng them quên sách thì mấy điểm đây?”, thật là xấu hổ, Chi ơi, thôi lần này không ai cứu được rồi! Mắt em bắt đầu thấy cay cay, ân hận bây giờ ích gì chứ? Nhưng rồi em lại nghĩ ra cách để lấp liếm cái tội của mình. Tùng…Tùng….Tùng.. tiếng trống báo hiệu giờ ngữ văn đã tới. Cô Thảo bước vào và tất nhiên là việc đầu tiên – kiểm tra bài cũ. Em tỏ ra hết sức bình tĩnh, giơ tay xung phong lên bảng, vì em chắc cô chỉ gọi những bạn không giơ tay.

“Chi lên đọc bài”, ôi, chuyện gì xảy ra với tôi thế này nhỉ, trong đầu em hiện lên toàn là nội dung phim đã xem ngày hôm qua, bài học thì chẳng nhớ chút gì. Em không đọc được một chữ nào, nghe tiếng xì xào của các bạn bên dưới, em vừa xấu hổ, vừa ân hận, nước mắt lăn dài, môi mặn chat! nghĩ cô sẽ mắng mình một trận là chắc rồi! Nhưng không, cô chỉ bảo em về chỗ, và yêu cầu cả lớp tập trung học bài mới.

Không hề bị mắng, nhưng sao em lại buồn thế cơ chứ. Em hiểu ra rằng, điều đáng buồn nhất không phải là sự mắng mỏ của cô, sự chê bai của bạn bè, mà là sự im lặng của cô, là tự bản thân em nhìn ra lỗi lầm của mình, là niềm tin của cô với em đã không còn nữa!

Cuối giờ học hôm đó, cô gọi riêng em lên để nhắc nhở. Cô nói: “ Con là một học sinh biết nghĩ, cô không muốn kỷ luật con như các bạn khác . Nhưng hôm nay, đến Chi cũng không học bài khiến cô rất buồn và thất vọng. Lần này cô không phạt con, con phải ghi nhớ sự việc này và phải chăm chỉ hơn con nhé. Người ta nói: “ Ngọc không mài không sáng, người không học không tài. Thôi con về đi”. Chỉ bằng đó câu chữ thôi, mà em thấm đến tận đáy lòng mình! Cô ơi! Con sai rồi! Em chỉ nói được bằng đó và chào cô ra về. Em không dám hứa hay nói thêm điều gì. Bởi lẽ, bao lời nói ra cũng không bằng hành động. Em cần phải thay đổi, em sẽ chứng minh điều đó thay cho vạn lời hối lỗi.

Chính sự bao dung của cô khiến em vừa biết ơn, vừa xấu hổ. Điều đó cho em thấy rằng làm cho một người tự nhìn ra sai lầm và tự sửa chữa sẽ hiệu quả hơn rất nhiều lần so với việc mắng mỏ, quát tháo và dọa nạt. Em tự nhủ sẽ không bao giờ tái phạm nữa. Em thực sự cảm ơn cô, người mẹ thứ hai đích thực của em!

Cô giáo chủ nhiệm Hương Thảo là người mẹ thứ hai của tập thể lớp 6A1 chúng em

 

Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

“Ai chiến thắng mà chưa từng chiến bại

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần…”

Qua sự việc lần này, em chẳng những học được bài học về sự chăm chỉ, ý thức trách nhiệm với việc học mà quý hơn nữa, đó là sự bao dung. Lần ấy nếu cô xử phạt thì chắc em sẽ vì sĩ diện với các bạn mà sinh ra ấm ức, khó chịu. Nhưng sự vị tha và những lời chân thành của cô lại khiến em tỉnh ngộ, càng cảm thấy hối hận về lỗi lầm của mình còn hơn cả bị xử phạt. Dù mới gắn bó với cô có hai tháng nhưng em thấy thực sự yêu quý cô Thảo – người mẹ thứ hai của em ở mái nhà THCS Lê Lợi! Quả thật đúng như câu:

“ Ơn dạy dỗ cao dường hơn núi

Nghĩa thày cô như nước biển khơi”

Vâng, và một mùa 20/11 nữa lại đang về, trong không khí cả nước hân hoan chào đón ngày tri ân các thầy cô giáo, ngày cả xã hội đều hướng về ngành Giáo dục, chúng em cũng biết sắp tới vì lí do sức khỏe, cô Thảo yêu quý của chúng em sẽ phải tạm nghỉ, tạm xa lớp và mái trường Lê Lợi trong vài tháng. Nhưng cô ơi, cô hãy yên tâm nhé, lớp 6A1 chúng con luôn nhớ lời cô dặn, bảo ban nhau học tốt, chăm ngoan để không phụ lòng cô. Khi nào khỏe, chúng con rất mong được chào đón cô quay lại lớp với vai trò giáo viên chủ nhiệm và giáo viên Ngữ văn của lớp thêm nhiều năm học nữa.

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, em cũng muốn gửi tới cô Thảo cùng các thầy cô giáo ở khắp mọi miền đất nước lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn sâu sắc! Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời.

Người viết

Nguyễn Vũ Kim Chi, lớp 6A1

Tên, bài : Trường THCS Lê Lợi


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan